Lưu Bị Quan Vũ Trương Phi

Trong những phần hư cấu của Tam quốc diễn nghĩa, nổi tiếng hơn cả phải kể tới điển tích “kết nghĩa đào viên” của ba anh em Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi.

Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung có tình tiết về việc Lưu, Quan, Trương gặp nhau ở chợ, sau đó ba người làm lễ kết nghĩa huynh đệ ở vườn đào gần nhà Lưu Bị, xin được chết cùng ngày, cùng tháng, cùng năm. Lưu Bị nhiều tuổi nhất nên là anh cả, kế đến là Quan Vũ, út là Trương Phi.

Bạn đang xem: Lưu bị quan vũ trương phi

Cảnh Ba ba anh em Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi kết nghĩa trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Kể từ đó, ba người huynh đệ khác họ ấy đồng tâm hiệp lực, lập nên Thục quốc - một trong ba thế lực tạo thành "thế chân vạc" thời Tam quốc.

Cũng từ đó, điển tích "kết nghĩa đào viên" trở nên nổi tiếng Trung Hoa và được lưu truyền rộng rãi cho tới ngày hôm nay.

Sau này, không ít hào kiệt hậu thế vẫn thường ngưỡng mộ noi theo nghĩa khí "kết nghĩa vườn đào" của ba vị anh hùng Tam quốc.

Vậy nhưng, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử ngày nay đã khẳng định, kỳ thực Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vẫn chưa hề kết bái. Truyện kết bái đào viên năm xưa chỉ là một chi tiết hư cấu của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, tình tiết đó lấy từ truyện kể dân gian được đưa vào tiểu thuyết, còn sử sách không ghi chép về việc ba người đã từng làm lễ kết nghĩa, mà chỉ ghi rằng ba người có quan hệ rất thân thiết. Sử sách cũng không ghi chép về năm sinh của Quan Vũ nên không rõ ông ít tuổi hay nhiều tuổi hơn Lưu Bị.

Quan Vũ và Trương Phi là những người đi theo Lưu Bị đầu tiên.

Trong Hoa Dương quốc chí mục Lưu tiên chủ truyện có viết: "Chúa (Lưu Bị) cùng hai người (Quan Vũ, Trương Phi) ngủ chung giường, ăn cùng mâm, tình như anh em".

Xem thêm:

Phần Quan Vũ truyện của Tam quốc chí cũng từng ghi lại câu nói của Quan Vũ: "Tôi chịu ân trọng của Lưu tướng quân, thề sẽ cùng sống cùng chết”.

Hai dẫn chứng này cho thấy tình nghĩa khăng khít, gắn bó của ba nhân vật Lưu, Quan, Trương. Tuy nhiên, mối quan hệ ấy cũng chỉ dừng ở mức "thân như anh em", chưa chắc đã là "huynh đệ kết nghĩa".

Cũng trong Tam quốc chí, phần Lưu Diệp truyện có viết, sau khi Quan Vũ thất thủ Kinh Châu, bị Đông Ngô giết, Ngụy Văn Đế Tào Phi mới hỏi quần thần rằng liệu Lưu Bị có xuất quân trả thù hay không, bấy giờ có Lưu Diệp bước ra tâu:

"Quan Vũ cùng Lưu Bị nghĩa là quần thần, ân như phụ tử. Quan Vũ bị giết hại, nếu Lưu Bị không xuất quân báo thù cho hắn thì cả ơn nghĩa đều không thể coi là tròn trước vẹn sau với Quan Vũ”.

Từ điều này, nhiều nhà sử học Trung Quốc đã khẳng định mối quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ là "nghĩa quân thần" chứ không phải "tình huynh đệ".

Phần Trương Phi truyện thì viết: "Quan Vũ hơn Trương Phi mấy tuổi, nên Trương Phi thường coi như anh”.

Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi có quan hệ thân thiết.

Như vậy, theo Tam quốc chí, thì tình cảm giữa ba người chỉ đơn thuần là "thân như anh em", chứ không đề cập tới chuyện kết nghĩa. Trương Phi cũng vì Quan Vũ nhiều tuổi nên kính nể như anh.


Tam quốc diễn nghĩa nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam quốc (190–280) với khoảng 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất (Tứ đại danh tác) của văn học Trung Hoa.