Yêu Bao Lâu Thì Cưới

Yêu nhau bao lâu là “đủ” để cưới? Đây là câu hỏi mà hầu như bất kỳ cặp đôi nào cũng phải đặt ra và trăn trở trước khi đi đến kết luận quan trọng nhất đời mình, vì yêu thì dễ, nhưng yêu để sống bên nhau hạnh phúc trọn đời thì lại khó.

Bạn đang xem: Yêu bao lâu thì cưới

Vậy thì, đâu là câu trả lời chính xác nhất giải đáp cho khoảng cách từ “yêu” đến “đủ yêu” và “cưới”? Cùng belyvn.com tìm hiểu ngay bây giờ, bạn nhé!

3 tháng, 3 năm hay 10 năm? Đừng lấy thời gian để trả lời câu hỏi này

Khi được hỏi “hai bạn yêu nhau lâu vậy rồi, khi nào thì nghĩ đến chuyện kết hôn”?

Thông thường, thời gian hay là thứ mà chúng ta đặt ra trong tình yêu, rồi gán nó trở thành “cái cân” để đong, đo, đếm mức độ chín mùi của một mối quan hệ, điều này không phải là sai, nhưng thời gian chỉ là điều kiện “cần”, và cần trong một vài mối quan hệ chứ không thể gọi là “đủ”.


*
Thời gian chỉ là điều kiện “cần” chứ không thể gọi là “đủ” để đo lường mức độ chín mùi của một mối quan hệ nào đó khi yêu

Đã có rất nhiều chuyện tình, họ từ yêu nhau đi đến cưới nhau chỉ trong vài tháng, cho dù trước đó họ chưa hề quen biết nhau, như chúng ta thường nghe câu “tiếng sét ái tình”, hay nói vui tí là “thời đến, đỡ không nổi” vậy đó, “duyên đến, đúng người, đúng thời điểm” thì không gì có thể ngăn cản được. Không đâu xa, người bạn không quá thân của tôi, quen nhau 6 năm chia tay, không bao lâu quen người mới và tầm 3 tháng sau đã quyết định kết hôn, khi được hỏi:

“Sao thấy mới quen đây mà đám cưới sớm vậy?”“Thấy hợp với yêu “đủ” rồi thì cưới thôi”

Yêu đủ thì cưới

Nhưng thử hỏi, có bao nhiêu người trong số chúng ta, hiểu được chữ “đủ” trên? Một câu hỏi bâng quơ thôi, và thật ra chúng ta cũng không nên cất công để phải tìm hiểu kỹ câu trả lời làm gì.

Tình yêu của bạn, bạn là người hiểu rõ nó nhất, không ai lại đi hỏi bạn mình rằng: “ê mày, thấy tụi tao quen nhau vậy, giờ cưới được chưa?”, có nhiều người thường đến gặp các chuyên gia tư vấn tình cảm để trông chờ nhận được hướng giải quyết cho những vấn đề phát sinh trong cuộc sống, nhưng chẳng phải, họ cũng chỉ giúp bạn đưa ra vài hướng giải quyết phù hợp khi được nghe từ chính câu chuyện của bạn kể và chính xác chính bạn mới phải là người hiểu rõ nhất, lựa chọn con đường đi tốt nhất cho mình sao?


*
Tình yêu để đi đến hôn nhân là khi hai bạn cùng nhau trưởng thành, cùng nhau va chạm cuộc sống, đủ hoà hợp, hi sinh, đủ hiểu và thông cảm cho nhau…

Điểm khác biệt lớn nhất giữa tình yêu “con nít” và tình yêu “người lớn” chính là sự trưởng thành trong quan điểm yêu và cách yêu, giới trẻ bây giờ từ cấp 2, cấp 3, khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã nghĩ đến chuyện yêu đương, điều này không có gì là lạ nhưng 99% thì đó chỉ được gọi là “con tim rung động” với người khác giới chứ thật sự chưa phải là yêu.

Tình yêu để đi đến hôn nhân là khi hai bạn cùng nhau trưởng thành, cùng nhau va chạm cuộc sống, đủ hoà hợp, hi sinh, đủ hiểu và thông cảm cho nhau, bởi khi về chung một nhà, các bạn có hàng ngàn hàng triệu thứ để giải quyết, từ việc nhà, đến công việc, đến sở thích cá nhân, rồi đến sinh con đẻ cái, nếu không đủ bản lĩnh và không chuẩn bị tâm lý cho tất cả những viễn cảnh phía trước từ ban đầu, chắc chắn tình cảm vợ chồng sẽ khó bền lâu, đừng quá mơ mộng vì tình yêu thực chất không mơ mộng và đầy màu hồng như phim ảnh đâu bạn nhé!

Những điều cần lưu ý khi đi đến quyết đinh “kết hôn”?

Như đã nói ở trên, đây chỉ là những lưu ý cần thiết để giúp bạn cân nhắc trước khi kết hôn, không đúng 100% với tất cả mọi người, bởi chính bạn mới là người quyết định, người trưởng thành trong tình yêu luôn biết đâu là bến đỗ hôn nhân đích đáng nhất cho cuộc đời mình.

Vẫn là chữ “đủ” trong tình yêu

Đủ là chính mình, đủ hiểu, đủ cảm thông, đủ ấm áp, đủ tin tưởng, đủ hoà hợp, đủ hi sinh, đủ bản lĩnh, đủ chở che, đủ bình tĩnh,đủ chia sẻ, đủ để nói ra những điều không hài lòng, đủ thấu hiểu, đủ yêu,… và còn nhiều hơn thế nữa tất cả những cảm xúc, những cung bậc hai bạn sẽ trải qua khi sống cùng chung một mái nhà, cùng nắm tay bước qua những tháng này cái gì cũng “có đôi”, cũng “cùng nhau”, đồng cam cộng khổ.

Trong thời gian yêu nhau, cứ nghĩ đến chuyện sẽ được về sống chung một nhà với người mình yêu, sẽ không phải e ngại người khác nói gì về mình vì giờ đây hai bạn đã danh chính ngôn thuận, quá hạnh phúc và đó chắc chắn đó là điều ao ước của rất nhiều cặp đôi khi yêu nhau.

Xem thêm: Xuân Hạ Thu Đông Rồi Lại Xuân

*
Khi “đủ’’ hãy cưới!

Đám cưới là một viễn cảnh hạnh phúc thăng hoa, nhưng việc cùng nhau ký tên vào tờ giấy “Đăng ký kết hôn” mới chính gọi là “chịu trách nhiệm với cuộc đời của nhau”, trên hết, hãy là một người biết suy nghĩ thấu đáo, chín chắn, chịu trách nhiệm với tất cả những gì mình làm, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc cho người vợ người chồng, những đứa con, gia đình bé nhỏ của bạn, những người sẽ cùng bạn đi đến hết quảng đời còn lại.

Hôn nhân bền vững không thể thiếu “tài chính” ổn định

Không cần phải đi kiếm một người giàu có để yêu và cưới, hãy tìm cho mình một người biết cố gắng và có tính cầu tiến trong cuộc sống lẫn công việc, nghèo mà biết cách kiềm tiền vẫn hơn giàu mà ngồi không để tiền vơi đi rồi cũng hết.

*
Hôn nhân bền vững không thể thiếu “tài chính” ổn định

Người chồng, người vợ biết lo lắng cho gia đình là người không bao giờ muốn cuộc sống của bất kỳ thành viên nào trong gia đình phải khổ vì thiếu thốn, nếu yêu nhau và cưới nhau chưa đủ tiền để sinh con cái thì hãy cố gắng làm lụng đủ tiền, khi đủ ổn định, đủ lo cuộc sống cho các con hãy nghĩ đến việc sinh con. Cuộc sống vợ chồng cũng vậy, đặc biệt là đối với vai trò của người đàn ông, khi cảm thấy đủ tài chính có thể chăm lo tốt cho vợ thì hãy quyết định cưới cô ấy, đây cũng là một điều kiện cần thiết để giúp cuộc sống hôn nhân lâu dài và bền vững.

Được sự chấp thuận của hai bên gia đình

Nhận được sự yêu thương và đồng tình cổ vũ từ phía phụ huynh là điều rất cần thiết để các cặp đôi yêu nhau từ mối quan hệ yêu đương tiến triển đến mối quan hệ vợ chồng, không những vậy, khi đã là “dâu”, là “rể”, các bạn sẽ phải có những suy nghĩ chín chắn hơn, lúc yêu hi sinh cho nhau, nhưng khi cưới, bạn còn cần phải biết hi sinh vì gia đình của nhau, biết suy nghĩ cho nhiều người hơn, sống vì nhiều người hơn.

Thực tế đã có rất nhiều cặp vợ chồng cãi vã nhau suốt ngày vì chuyện gia đình hai bên, vì vậy để tránh tình trạng này, trước khi đi đến hôn nhân, các bạn nên tìm hiểu kỹ gia đình của nhau, đồng thời hãy là một chàng rễ và một nàng dâu ngoan hiền, khéo léo và lễ phép với người lớn, thời đại ngày nay “phụ huynh” đã thoáng hơn xưa rất nhiều, nhưng chú ý điều này vẫn “không vô ích” khi góp phần giúp tình cảm gia đình của hai thêm lâu dài và bền vững.

“Đủ để cưới” rồi, “Cưới nhau ngay” thôi!

Nếu được hỏi: “Vì sao bạn yêu cô ấy/anh ấy? Bạn sẽ trả lời như thế nào?

Hầu hết câu trả lời nhận được là ba từ “không biết nữa”, “không biết nữa” ở đây không phải là vì “yêu đại” mà là bởi vì thực tế, họ không biết vì sao thật. Tình yêu không bao giờ có một định nghĩa chính xác, và nguyên nhân dẫn đến yêu nhau thì lại càng không.

*
“Đủ để cưới” rồi, “Cưới nhau ngay” thôi!

Thời đại ngày nay, từ yêu đương dẫn đến kết hôn có đủ các loại hình, có người lấy nhau 10 năm, hiểu nhau từ ngón chân tới kẻ tóc, vì một lần cãi vã rồi dần phát sinh nhiều vấn đề và dẫn đến li hôn, rồi cũng có người yêu nhau 3 tháng đã kết hôn nhưng vẫn sống với nhau vô cùng hạnh phúc, thời gian không phải là thứ quyết định “mức độ chín mùi của một mối quan hệ”, nó phụ thuộc rất nhiều thứ, quan trọng nhất vẫn là cách mà hai bạn giữ gìn hạnh phúc của nhau như thế nào, luôn biết cách vun đắp và nghĩ cho nhau, chắc chắn hạnh phúc sẽ bền lâu.

Và cũng đừng để dư luận “sợ cưới” hiện nay làm lung lay ý định kết hôn của hai bạn, chỉ cần cảm thấy “đủ” trong mọi thứ và nên nhớ rằng, khi cưới nhau rồi, điều sợ nhất không phải là anh ấy/cô ấy có người khác, mà là cảm giác “quên yêu”, điều mà nhiều cặp vợ chồng vì mưa sinh, vì cuộc sống, vì nhiều thứ mà quên đi người bên cạnh mình, hãy luôn biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình, hạnh phúc của nhau, tìm ra nhau và thuộc về nhau đã rất khó, hãy trân trọng và nắm giữ cái mình đang có, bạn nhé!