30 Điều Kiêng Kỵ Trong Ngày Tết Nên Tránh Để May Mắn Cả Năm

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đặc biệt là đầu năm – ngày mở đầu một năm mới lại càng quan trọng. Để cả năm không gặp xui xẻo, theo phong tục xa xưa thì chúng ta cần tuân thủ một số tục lệ những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán dưới đây.

Bạn đang xem: 30 điều kiêng kỵ trong ngày tết nên tránh để may mắn cả năm

1/ Kiêng làm vỡ đồ, vật dụng trong nhà vào năm mới

Theo quan niệm của người xưa, đổ vỡ luôn gắn liền với những điềm xui xẻo, nhất là vào đầu năm mới. Nó sẽ mang đến điềm xấu cho cả gia đình trong năm. Vậy nên, đầu năm mới, chúng ta cần đi đứng nhẹ nhàng, cẩn thận với các dụng cụ bằng thủy tinh, gốm sứ không chỉ trong nhà mà ngay cả khi đến nhà họ hàng, bạn bè thăm Tết.

*

Trường hợp nếu chẳng may làm vỡ, bể đồ thì chúng ta cần cẩn thận bọc chúng trong giấy đỏ rồi vứt bỏ. Lưu ý với các mảnh vụn nhỏ cần dùng khăn sạch, đeo găng tay rồi thu gọn để tránh có ai dẫm lên gây trầy xước, chảy máu không tốt.

2/ Kiêng quét nhà ra rác và đổ rác vào ngày đầu năm

Một trong những tục lệ được gìn giữ từ xưa đến nay của người Việt đó là không quét nhà vào ngày mùng 1 Tết. Sau ngày mùng 1 Tết có thể quét nhà nhưng không đổ chúng đi xa mà để lại ở bên hông nhà. Bởi theo người xưa, quét rác ra nhà đầu năm là đuổi thần tài, nhà càng có nhiều khách, nhiều rác thì tài lộc càng nhiều.

*

3/ Cho vay, mượn tiền

Đầu năm là ngày rước tài lộc và may mắn của mỗi nhà. Do đó việc vay mượn tiền, vàng bạc, đồ quý giá là điều cấm kỵ. Điều đó có nghĩa là gia chủ cho đi tài lộc của cả năm.

4/ Kiêng tắm gội đầu vào sáng ngày đầu năm

Theo tục lệ, người xưa cho rằng, tắm gội đầu năm có nghĩa sẽ rửa trôi sự giàu có và may mắn của cả năm. Vì vậy, mọi người đều tranh thủ tắm vào ngày cuối năm để loại bỏ những điềm xấu của năm cũ, cơ thể sạch sẽ sẵn sàng chào đón năm mới. Ngoài ra, người xưa còn có phong tục hái lá để tắm cho thơm, các loại chanh, sả, bồ kết gội đầu…

5/ Kiêng gọi mọi người dậy vào sáng mùng 1

Người xưa cho rằng, ngày đầu tiên của năm mới, không nên gọi hối thúc các thành viên trong gia đình dậy. Nếu cần gọi hãy gọi nhẹ nhàng, không nên mang giọng điệu hối thúc sẽ không may mắn cho cả năm. Tuy nhiên thường thì ngày đầu năm mọi người sẽ dặn dò nhau dậy sớm để chuẩn bị quần áo, bánh mứt đi thăm Tết ông bà. Đồng thời việc dậy sớm cũng cho thấy một năm không lười biếng.

6/ Kiêng ra nhà trước 10h sáng vào mùng 1 Tết

Nhiều quan niệm cho rằng, trước 10h sáng ngày mùng 1 Tết thì tốt nhất nên ở nhà hoặc đi thăm họ hàng gần, không nên đi xa, ra đường nhiều vì đây là giờ vua chua đi.

7/ Tránh ăn cháo trắng vào sáng mùng 1 Tết

Người xưa cho rằng, ăn cháo vì không đủ tiền ăn cơm. Do đó đầu năm ăn cháo nghĩa là cả năm sẽ nghèo đói. Tuy nhiên trường hợp ốm, bệnh nên ăn cháo thì bạn đừng cố ăn những thứ khó tiêu nhé.

*

8/ Kiêng uống thuốc vào đầu năm

Ngoại trừ trường hợp ốm, bệnh thì không nên uống thuốc vào ngày đầu năm dù đó là vitamin bổ sung dưỡng chất hay gì đi chăng nữa.

9/ Không giặt đồ, quần áo trong ngày đầu năm

Theo dân gian thì ngày mùng 1, 2 Tết là ngày sinh của thần nước. Do đó, không nên giặt đồ vào 2 ngày này. Vậy nên quần áo bẩn đầu năm bạn nên để vào sọt khô ráo để giặt sau nhé.

10/ Kiêng đổ nước vào ngày đầu năm

Nước là tài lộc. Do đó đầu năm dù là trà hay nước lọc, nước ngọt thì bạn cũng không nên đổ ra ngoài, hắt từ trong nhà ra ngoài. Tốt nhất nên đổ ở trong nhà, ở bồn nước. Tuy nhiên, đầu năm nếu rót nước bạn nên uống hết là tốt nhất.

11/ Con gái không nên về nhà mẹ đẻ vào ngày đầu năm

Theo tục lệ của người Việt, con gái gả đi thì sẽ đón Tết bên nhà chồng. Thường thì phải đợi qua mùng 1 mới được về nhà mẹ đẻ. Nếu về nhà mẹ đẻ vào mùng 1 thì gia đình sẽ không gặp may mắn. Bởi người xưa quan niệm, thường chỉ khi có chuyện, vợ chồng xích mích thì con gái mới về nhà mẹ đẻ.

Xem thêm: Ý Nghĩa Màu Xám Là Màu Gì ? Phối Đồ Cực Chất Cùng Màu Ghi Xám

12/ Không la mắng, to tiếng, cãi vã, khóc than, nói điều xấu

Vào những ngày đầu năm, người ta thường kiêng la mắng, to tiếng, kiêng than khóc, kiêng nói các câu xui xẻo như chết, bệnh, nghèo, mất, tan vỡ… Thay vào đó, đầu năm mọi người sẽ vui vẻ, cười đùa để cả năm tràn ngập niềm vui.

*

13/ Kiêng cho lửa và nước đầu năm

Lửa tượng trưng cho may mắn. Vậy nên đầu năm người ta sẽ kiêng cho bật lửa, bao diêm, nến, gas… để tránh cho đi may mắn của mình. Bên cạnh đó, nước tượng trưng cho tài lộc, người ta cũng tránh cho nước đi, trừ khi khách vào nhà thì phải mời nước.

14/ Kiêng mặc đồ trắng, đen đầu năm

Theo người xưa thì đồ màu trắng và đen thường gắn liền với tang tóc. Vì vậy, đầu năm, người ta không mặc đồ trắng, đen mà thường sẽ chọn những màu sắc tươi vui như sắc đỏ, vàng, cam…

15/ Kiêng xuất hành vào ngày mùng 5 Tết

Người xưa có câu “Mùng 5,14, 23, đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn” Theo quan niệm thì Mùng 5 là ngày Nguyệt kỵ, không nên xuất hành đầu năm. Nếu trước đó bạn đã xuất hành thì mùng 5 có thể đi xa.

16/ Kiêng xông nhà không hợp tuổi

Người xông nhà, xông đất là người đầu tiên bước vào gia đình bạn trong năm mới. Nếu người xông nhà hợp tuổi gia chủ thì cả năm gia đình sẽ làm ăn khấm khá và ngược lại. Do đó người Việt thường rất chú trọng người xông đất, xông nhà.

17/ Kiêng ăn món xui

Các món xui như thịt vịt, cà mè, tôm, thịt chó, đầu cá, đuôi cá… là những món được kiêng kỵ trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. 

*

18/ Kiêng chúc Tết người đang ngủ

Người đang ngủ bạn chớ chúc Tết vì sẽ mang lại điềm xui.Tốt nhất chỉ nên chúc những người gặp mặt hoặc đợi người ta dậy rồi chúc họ.

19/ Kiêng động kim chỉ trong mùng 1 Tết

Nếu động vào kim chỉ trong ngày mùng 1 Tết, người xưa cho rằng khi bạn sinh con mắt con sẽ nhỏ dẹt như cây kim vậy.

*

20/ Không nên đóng cửa ngày đầu năm

Theo quan niệm người xưa thì đầu năm là ngày thần tài. Ngọc Hoàng và nhiều vị thần khác sẽ ghé thăm từng nhà để tạo may mắn. Do đó nếu đóng kín cửa thì sẽ không nhận được tài lộc. 

Mặt khác, tại các vùng quê, người dân thường mở toang cửa dù nhà không có ai vào những ngày lễ Tết.

21/ Kiêng ngồi, đứng giữa cửa ngày đầu năm

Cửa là nơi luồng khí tốt lành vào nhà. Nếu bạn đứng, ngồi ở giữa cửa ngày đầu năm sẽ cản luồng khí vào nhà, không tốt cho cả năm.

22/ Kiêng bỏ đồ ăn thừa

Người xưa cho rằng, khi ăn không nên để mứa, để thừa. Đặc biệt là vào những ngày đầu năm. Vậy nên nếu cảm thấy ăn không hết bạn nên lấy ít, ăn chừng nào lấy chừng đó, khi đã lấy thì phải ăn hết.

*

23/ Không sát sanh vào đầu năm

Để đón một năm mới may mắn thì đầu năm không nên sát sanh. Do đó đầu năm nhiều gia đình thường có thói quen ăn chay.

Theo quan niệm thì Tết là những ngày trọng đại và ảnh hưởng đến cả một năm. Do đó cần kiêng kỵ những điều xấu, không nên. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, tập tục từng vùng miền mà những điều kiêng kỵ trong ngày tết sẽ có sự khác nhau. Hy vọng với những chia sẻ trên đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn.