Chuyện Tâm Linh: Núi Cấm

Núi Cấm nằm trong khu tam giác Tịnh Biên – Nhà Bàng – Tri Tôn, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Với độ cao hơn 700 mét, chu vi lên đến 28.600 mét vuông, núi Cấm được biết đến là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn. Không chỉ có vậy, ngọn núi này còn được tương truyền với những truyền thuyết kỳ bí cùng với nhiều tên gọi riêng. Theo các bô lão và các tín đồ của Ðức Phật Thầy Tây An thì núi Cấm còn có thêm gọi khác là Thiên Cẩm Sơn.

Bạn đang xem: Chuyện tâm linh: núi cấm

Tìm hiểu những thông khác về Lâm Viên Núi Cấm

*

Mới đây, một cuộc hội thảo đã tạm chấp nhận 2 giả thuyết hợp lý nhất về nguồn gốc của ngọn núi này. Một là lời cấm đoán của Phật Thầy Tây An – Ðoàn Minh Huyên cấm không cho bổn đạo lên núi làm ô uế núi non nên mới có tên là núi Cấm. Hai là, vì đây là một ngọn núi tuy hoang sơ nhưng phong cảnh “thủy tú sơn kỳ” bốn mùa đẹp như hoa như gấm, nên mới có tên là núi Gấm hay Thiên Cẩm Sơn.

Theo sách của các nhà phong thủy, do vùng Thất Sơn chạy dọc theo sườn Tây An Giang, giữa miền đồng bằng màu mỡ – nơi có khí âm dương hội tụ nên núi Cấm được xem như Long huyệt, mang trong mình đầy đủ tinh hoa của đất trời. Có lẽ vì thế, mà những ngôi chùa trên núi cũng trở nên linh thiêng hơn và thu hút đông đảo tín đồ phật giáo.

Xem thêm: Top 10 Món Quà Tặng 8 3 Cho Cô Giáo Mầm Non Ý Nghĩa, Top 10 Món Quà 8

Dân gian xưa có câu “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi”. Bảy Núi tức là Thất Sơn với nhiều dãy núi cao thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Trong đó, núi Cấm là ngọn núi cao nhất gắn liền với nhiều câu chuyện về hùm beo, mãng xà, các đạo sĩ, võ sư… Chuyện kể về rắn hổ mây vùng Thất Sơn luôn gây tò mò lẫn sợ hãi. Nào là rắn khổng lồ, thân to như khúc gỗ nên mỗi lần di chuyển gây giông gió; khi cuộn lại to thù lu như cái lu…Những câu chuyện rợn người về hổ mây chốn núi non tâm linh bao đời qua luôn hấp dẫn nhân gian. Còn có nhiều câu chuyện rằng người dân bắt gặp ông Mây, tuy nhiên vì đây là loài tu lâu năm nên không ăn thịt người! Hay câu chuyện thần Bạch Hổ thành tinh và được thu phục bởi một ông đạo là câu chuyện cả vùng ai cũng biết.

*


Tại đây từng bụi cây, ngọn cỏ, hòn đá đều gắn liền với truyền thuyết ly kỳ mà Vồ Thiên Tuế – một trong 5 vồ (ngọn đồi nhỏ) trong hệ thống núi Cấm – là trường hợp điển hình. Bởi ngay cả giả thuyết về sự ra đời của địa danh này cũng lung linh huyền thoại. Có người đồn đại rằng, cái tên này là do vua Gia Long đặt ra và là nơi ở của vua. Cũng có người cho rằng, do cây thiên tuế phát triển nhiều như một lãnh địa, nên mới có cái tên đấy.

Dù gắn với nhiều truyền thuyết kỳ bí là vậy, nhưng không ai có thể phủ nhận sức hút của núi Cấm. Qua ngần ấy thời gian tồn tại, ngọn núi này đã đi vào đời sống tinh thần của người dân Tây Nam Bộ bằng sự kết nối những giai thoại truyền thuyết dân gian và niềm tin tôn giáo.